Hướng dẫn cài đặt WordPress trên localhost
Contents
I. Cài đặt localhost
Localhost là gì?
Localhost là từ ghép của hai chữ “local” và “host“. Local dịch theo nghĩa IT là máy tính của bạn, Host theo nghĩa IT là máy chủ. Vậy localhost nghĩa là một máy chủ được vận hành trên máy tính của bạn.
Localhost bao gồm nhiều ứng dụng đi kèm với nhau và tất cả các ứng dụng đó sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường có thể chạy mã nguồn WordPress trên máy tính của chính bạn bao gồm:
- Phần mềm Webserver tên Apache, đây là webserver thông dụng nhất.
- Phần mềm PHP để xử lý mã PHP vì WordPress viết bằng ngôn ngữ PHP.
- Phần mềm MySQL Server để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu, do WordPress sử dụng MySQL làm nền tảng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu thường được mình viết theo chữ tiếng Anh là database.
- Phần mềm PHPMyAdmin để xem và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL.
Như vậy, đối chiếu với yêu cầu cơ bản của một website WordPress thì localhost đã hoàn toàn đáp ứng được.
Localhost vận hành như thế nào
Khi cài đặt Localhost vào máy tính rồi, thì máy tính của bạn đã có một phần mềm Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost.
Thông thường khi cài Localhost, mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.
Lưu ý trước khi cài đặt
Xoá toàn bộ ứng dụng liên quan tới localhost
Nếu bạn có cài đặt các phần mềm liên quan đến việc làm localhost như PHP, MySQL thì hãy xoá hết. Và bạn không nên cài XAMPP trên Windows Server đã cài đặt IIS.
Lưu ý nếu bạn dùng Skype
Nếu máy bạn đang cài đặt phần mềm Skype thì localhost sẽ không hoạt động được do Skype đã chiếm quyền sử dụng cổng mạng 80, đây là cổng mặc định của webserver. Do đó, bạn hãy mở Skype -> Tools -> Connection Options -> và bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…..” rồi nhập một cổng bất kỳ để Skype sử dụng.
Sửa xong, hãy khởi động lại máy để hoàn tất.
Tắt tường lửa
Nếu máy bạn có cài đặt tường lửa từ Windows hay từ một phần mềm Antivirus nào khác thì hãy tắt nó đi vì có thể nó sẽ chặn cổng 80 hoặc các ứng dụng webserver.
Tắt UAC trên Windows
Nếu máy của bạn đang dùng Windows và có bật chức năng User Account Control thì hãy tắt nó đi khi dùng localhost để tránh các vấn đề bị giới hạn quyền.
Hướng dẫn cài đặt Localhost
Để cài Localhost chúng ta có rất nhiều cách và phần mềm, tuy nhiên nếu bạn là người mới thì mình khuyến khích các bạn dùng phần mềm XAMPP để cài localhost vì:
- XAMPP hoàn toàn miễn phí.
- Dễ sử dụng.
- Hỗ trợ các hệ điều hành thông dụng như Windows, Mac, Linux.
Tuy nhiên trong bài này mình chỉ hướng dẫn cho hệ điều hành Windows.
Để tải XAMPP, đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản XAMPP phù hợp với hệ điều hành của máy tính bạn đang sử dụng, và bạn nên chọn phiên bản PHP 5.4.31. Lưu ý là XAMPP chỉ có phiên bản cho hệ điều hành 32bit nhưng 64bit vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi tải file cài đặt về xong, hãy chạy nó, sau đó chọn Next.
Ở phần chọn đường dẫn, bạn hãy chọn đường dẫn cần lưu cài đặt của XAMPP. Lưu ý rằng đường dẫn này bạn phải nhớ vì khi cài đặt web lên localhost, bạn phải truy cập vào thư mục này. Bạn nên để mặc định là c:\xampp. Tiếp tục ấn Next.
Ở trang kế tiếp, bạn bỏ chọn phần “Learn more about Bitnami for XAMPP“. Và ấn Next 2 lần nữa để bắt đầu quá trình cài đặt XAMPP.
Sau khi cài xong, ấn nút Finish để kết thúc cài đặt và mở bảng điều khiển của XAMPP. Tuy nhiên, hãy khởi động lại máy sau khi cài đặt xong để tránh tình trạng không khởi động được localhost.
Khởi động Localhost
Bây giờ bạn hãy vào thư mục c:\xampp và mở file xampp-panel.exe lên để bật bảng điều khiển của XAMPP.
Bạn để ý sẽ thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có nút Start, đó là dấu hiệu bảo 2 ứng dụng này chưa được khởi động, hãy ấn vào nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server lên thì mới chạy được localhost.
Nếu cả hai ứng dụng chuyển sang màu xanh như hình dưới là đã khởi động thành công.
Sau khi khởi động xong, bạn hãy truy cập vào website với địa chỉ là http://localhost sẽ thấy nó hiển thị ra trang giới thiệu XAMPP như hình dưới.
Bạn có thể ấn vào nút English phía bên dưới để truy cập vào trang quản lý localhost.
Tạm thời là thế, cách chi tiết cài đặt WordPress vào localhost XAMPP mình sẽ hướng dẫn ở phần sau.
Thao tác trên localhost
Làm việc với thư mục và tập tin
Một điều khá cơ bản nhưng rất quan trọng khi bạn làm việc với website mà bất kể là localhost hay hosting đó là hiểu cơ chế phân thư mục của WordPress.
Bây giờ bạn hãy vào thư mục C:\xampp\htdocs\ và tạo một thư mục tên “moncow“, thư mục này sẽ chứa website của mình.
Như ở trên, mình đã hướng dẫn bạn tạo một thư mục tên là moncow trong thư mục htdocs và bạn có thể sử dụng đường dẫn http://localhost/moncow
để chạy. Vậy bây giờ mình có thể nói, thư mục C:\xampp\htdocs\moncow chính là thư mục gốc của tên miền http://localhost/moncow
Bây giờ bạn thử copy một tập tin nào đó vào trong thư mục C:\xampp\htdocs\moncow rồi chạy tên miền http://localhost/moncow, bạn sẽ thấy nó liệt kê file mà bạn vừa copy vào.
Nếu bạn click vào file ảnh đó thì trình duyệt sẽ hiển thị ảnh với đường dẫn là http://localhost/moncow/tên-tập-tin
. Đây được xem là một link ảnh trong website của bạn.
Tương tự, hãy thử tạo một thư mục bất kỳ rồi copy một tập tin nào đó vào, thì bây giờ bạn có thể truy cập xem ảnh với đường dẫn là http://localhost/moncow/tên-folder/tên-tập-tin
.
Như vậy bạn có thể hiểu, cái đường dẫn trên website nó sẽ phân thứ cấp tùy theo cấu trúc thư mục và file trong đó.
II. Cài đặt database trên localhost
Khi nhắc đến database, bạn phải nhớ là nó bao gồm 3 thành phần chính là:
- Tên user của database.
- Mật khẩu của user database.
- Tên database.
- Database Host (thường thì điền là localhost, bất kể là bạn dùng ở localhost hay host bình thường).
Bạn hãy tưởng tượng rằng, user của database sẽ có nhiệm vụ đọc và ghi dữ liệu vào database nên khi sử dụng các mã nguồn PHP, bạn phải khai báo cùng lúc cả user của database và tên database.
Đối với localhost, bạn không cần tạo user cho database mà sẽ sử dụng thông tin user như sau:
- Tên user database: root
- Mật khẩu: bỏ trống
Do vậy, chúng ta chỉ cần tạo database là đủ.
Để tạo database, bạn hãy truy cập vào localhost với đường dẫn http://localhost/phpmyadmin. Sau đó bạn nhấp vào menu Databases.
Sau đó ở phần Create databsae, bạn nhập tên database cần tạo vào ô Database name, phần Collation bạn hãy chọn là utf8_unicode_ci như hình dưới rồi ấn nút Create kế bên.
Tạo xong hãy nhìn bên menu tay trái, nếu nó xuất hiện tên database vừa tạo là thành công. Vậy bây giờ, chúng ta tạm có một databse với các thông tin như:
- Database Host: localhost
- Database user: root
- Database password: trống
- Database name: moncow
Tới đây bạn đã có một cái localhost sử dụng địa chỉ dạng http://localhost/ hoặc http://127.0.0.1/ rồi. Nếu bạn đã rành việc sử dụng localhost và cần thêm tên miền ảo thì ấn qua trang 2 để tiếp tục xem phần nâng cao. Lưu ý là không dành cho người mới.
III. Cài đặt WordPress trên localhost
Bước 1. Tải mã nguồn từ website WordPress.org
Trước tiên bạn hãy tải phiên bản mới nhất của mã nguồn WordPress tại địa chỉ https://wordpress.org/latest.zip.
Sau đó bạn giải nén ra sẽ có được một thư mục mang tên “wordpress”. Có thể thư mục wordpress này sẽ được lồng trong một thư mục khác tên là wordpress-x (x ở đây là số phiên bản), nhưng nói chung bạn cứ vào sẽ có được một thư mục tên wordpress như hình dưới.
Tiếp tục, hãy truy cập vào thư mục wordpress, bạn sẽ thấy có một số thư mục tên là wp-admin, wp-includes, wp-content và một số tập tin tên là index.php, wp-config-sample.php,…Tất cả tập tin và thư mục này, chúng ta gọi nó là mã nguồn WordPress.
Bước 2. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost
Bây giờ, hãy copy toàn bộ file và thư mục này vào thư mục website của bạn trong localhost (ví dụ: C:\xampp\htdocs\moncow
). Nghĩa là bạn chỉ copy các file và thư mục mã nguồn thôi, không copy cả thư mục wordpress vì chúng ta cần cài WordPress vào tên miền http://localhost/moncow mà, nếu bạn copy cả thư mục wordpress vào thì website của bạn sẽ có đường dẫn là http://localhost/moncow/wordpress/
.
Bước 3. Chạy website để cài đặt
Sau khi copy xong, hãy mở bảng điều khiển của XAMPP lên và khởi động Apache và MySQL. Sau đó truy cập vào website với đường dẫn http://localhost/moncow
Lúc này, nó sẽ hiện ra bảng chọn ngôn ngữ cần cài đặt cho WordPress, hãy chọn là English và ấn Continue.
Ở bước tiếp theo, nó sẽ nhắc nhở cho bạn là chưa tiến hành đổi file wp-config-sample.php thành wp-config.php và khai báo thông tin database vào đó. Hãy ấn Let’s Go để nó tự làm việc đó cho bạn.
Và bây giờ là nhập thông tin database..
Hãy luôn nhớ rằng trên localhost, User Name của database luôn là root, mật khẩu để trống (vẫn có cách thiết lập nhưng không cần thiết) và Database Host luôn là localhost.
Table Prefix nghĩa là tiền tố của database chứa dữ liệu WordPress, mặc định nó sẽ là wp_, chúng ta có thể đổi nó thành bất cứ cái gì nhưng phải bắt buộc có _ đằng sau.
Khi nhập xong thông tin database, hãy ấn nút Submit để làm bước kế tiếp. Nếu bước kế tiếp nó hiện ra như hình dưới thì nghĩa là bạn đã nhập thông tin database chính xác, hãy ấn nút Run the install để bắt đầu cài đặt.
Ở bước cài đặt này, các bạn sẽ cần phải thiết lập các thông tin quan trọng cho website như Tên của website, tên tài khoản admin cùng mật khẩu,…Nhập xong hãy ấn nút Install WordPress.
Và nếu nó hiện chữ Success! như thế này là bạn đã cài đặt thành công, click vào nút Log in để đăng nhập vào bảng quản trị WordPress.
Và đây là giao diện trang quản trị của WordPress.
Và ở đây, mình cần các bạn hiểu rằng, nếu truy cập vào tên miền chính như http://localhost/moncow, nó sẽ ra trang chủ của website WordPress như thế này.
Còn nếu muốn truy cập vào trang quản trị Admin của WordPress thì sẽ thêm /wp-admin
vào đường dẫn thành http://localhost/moncow/wp-admin.
Dương Tuấn Thành
29/09/2001
Vũ Hoài Nam
06/09/2000